Văn phòng Sell house 24h - Công ty TNHH Xuân Trường Gia: Văn phòng -->

Bạn đang xem: Văn phòng

[gia]550.000.000đ/tháng[/gia]
[diachi]Quận 4[/diachi]
[dientich]5.400m²[/dientich]
[ketcau]Kho bãi[/ketcau]
[tintuc]
Cho thuê kho bãi 504 Nguyễn Tất Thành, Phường 18, Quận 4, TP Hồ Chí Minh
Diện tích: 5.400 m²
Loại hình: Mặt tiền
Diện tích sử dụng: 5.400 m²
+ Thương lượng cho khách thiện chí chốt nhanh.
Giá cho thuê: 550.000.000 đồng/tháng. (Còn thương lượng)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)
Hình ảnh thực tế: xtg1183







Phường 18 là một phường thuộc Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Phường 18 có diện tích 0,70 km², dân số năm 2021 là 9.911 người, mật độ dân số đạt 14.158 người/km².
Quận 4 có địa giới như một cù lao tam giác, xung quanh đều là sông và kênh rạch, là một quận thuộc nội thành Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp thành phố Thủ Đức (qua sông Sài Gòn) và Quận 7 (qua kênh Tẻ)
Phía tây giáp Quận 1 và Quận 5 với ranh giới là kênh Bến Nghé
Phía nam giáp Quận 7 và Quận 8 với ranh giới là kênh Tẻ
Phía bắc giáp Quận 1 với ranh giới là kênh Bến Nghé.
Với diện tích 4,18 km², đây là quận nội thành nhỏ nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh và so với các quận ở Việt Nam. Dân số năm 2022 của quận là 199.329 người, mật độ dân số đạt 47.686 người/km², đông nhất so với các quận ở thành phố và cả nước.
Mạng lưới giao thông của Quận 4, chủ yếu dựa vào 6 trục đường chính: Nguyễn Tất Thành, Hoàng Diệu, Khánh Hội, Bến Vân Đồn, Tôn Đản và Đoàn Văn Bơ. Con đường lớn và quan trọng nhất ở quận là đại lộ Nguyễn Tất Thành xuyên suốt địa phận phía đông quận, trải dài trên 2km, qua Quận 1 và Cảng Sài Gòn, chếch theo hướng Tây Nam đi Nhà Bè. Bắt đàu từ cầu Khánh Hội và kết thúc là cầu Tân Thuận 1 và 2.
Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập. Lúc này, quận 4 (quận Tư) thuộc thành phố Sài Gòn - Gia Định cho đến tháng 7 năm 1976.
Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn - Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định). Theo đó, vẫn giữ nguyên quận 4 cũ có từ trước đó. Lúc này, các phường cũ đều giải thể, lập các phường mới có diện tích, dân số nhỏ hơn và mang tên số. Quận 4 có 18 phường, đánh số từ 1 đến 18.
Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 4 trở thành quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 26 tháng 8 năm 1982, theo Quyết định số 147-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc giải thể Phường 11 để sáp nhập vào Phường 8 với số phường trực thuộc còn 17.
Ngày 1 tháng 11 năm 1985, theo Quyết định số 258-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc:
Giải thể Phường 7, địa bàn sáp nhập vào Phường 6 và Phường 9
Giải thể Phường 17, địa bàn sáp nhập vào Phường 16 và Phường 18.
Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021). Theo đó, sáp nhập Phường 5 vào Phường 2 và sáp nhập Phường 12 vào Phường 13.
Quận 4 có 13 phường như hiện nay

[/tintuc]

[gia]12.500.000 đ/tháng[/gia]

[diachi]Quận 1[/diachi]

[dientich]50m²[/dientich]

[ketcau]Nhà phố[/ketcau]

[tintuc]

Cho thuê văn phòng 390 Nguyễn Công Trứ, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Diện tích: 50 m²

Tầng: Lầu 1

Loại hình: Mặt tiền

Tình trạng nội thất: Cho mượn

Diện tích sử dụng: 50 m²

+ Thương lượng cho khách thiện chí chốt nhanh.

Giá cho thuê: 12.500.000 đồng/tháng. (Còn thương lượng)

Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)

Hình ảnh thực tế: xtg1182




Phường Cầu Ông Lãnh nằm ở phía nam Quận 1, có vị trí địa lý:

Phía đông giáp phường Nguyễn Thái Bình

Phía tây giáp phường Cô Giang

Phía nam giáp phường 6 và phường 9, quận 4 với ranh giới là kênh Bến Nghé

Phía bắc giáp phường Phạm Ngũ Lão.

Phường có diện tích 0,23 km², dân số năm 2021 là 10.527 người, mật độ dân số đạt 45.769 người/km².

Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, Cầu Ông Lãnh là một phường thuộc quận 2 (quận Nhì), thành phố Sài Gòn.

Năm 1962, một phần diện tích và dân số của phường Cầu Ông Lãnh được tách ra để lập phường Bùi Viện.

Năm 1976, quận 2 được sáp nhập vào quận 1, phường Cầu Ông Lãnh giải thể và chia thành 4 phường là Phường 18, Phường 19, Phường 20 và Phường 21 thuộc Quận 1.

Ngày 28 tháng 12 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 184-HĐBT. Theo đó, đổi tên Phường 20 thành phường Cầu Ông Lãnh.

Phường Cầu Ông Lãnh có tổng số diện tích theo km2 0,2302 km2, dân số 15.033 người. Trụ sở UBND Phường Cầu Ông Lãnh đặt tại địa chỉ 60 Nguyễn Thái Học.

Tổng diện tích theo k2 là: 0,2302 km2

Tổng số dân: 15.033 người (2013). Trong đó Nữ: 8.173 người Mật độ: 65.304 người/km2

Vị trí địa lý

Phường Cầu Ông Lãnh có diện tích 22 ha, được bao bọc bởi các tuyến đường Võ Văn Kiệt – Yersin – Trần Hưng Đạo – Đề Thám; phía Đông giáp phường Nguyễn Thái Bình, phía Tây giáp phường Cô Giang, phía Nam là rạch Bến Nghé có cầu Ông Lãnh chạy qua giáp với phường 5 và phường 6 quận 4, phía Bắc giáp phường Phạm Ngũ Lão.

Trên địa bàn phường có 01 trường tiểu học (Nguyễn Thái Học), 03 trường Trung học cơ sở (Minh Đức, Đồng Khởi, Đăng Khoa), 01 cơ sở trường mầm non (Tuổi Hồng); 04 cơ sở tôn giáo gồm: Chùa Trường Thạnh, Chùa Bửu Hoa, Đình Nhơn Hòa, Nhà thờ thánh An Tôn.

Phường có 03 Khu phố, chia thành 05 khu dân cư với 50 tổ dân phố, trong đó:

- 03 khu dân cư văn hóa là khu dân cư 1A, khu phố 2 và khu dân cư 3B

- 02 khu dân cư tiên tiến là khu dân cư 1B và 3A

Tổng số có 3.122 hộ dân, 13.633 nhân khẩu.

Đảng bộ Phường có 115 đảng viên, sinh hoạt tại 11 chi bộ.

Phường có cầu ông lãnh.

Cầu Ông Lãnh là một cây cầu tại Thành phố Hồ Chí Minh nối quận 1 và quận 4, có 14 nhịp với 3 làn xe mỗi bên với tổng chiều dài là 256,3 m, chiều rộng 10 m. Đây là cây cầu dài nhất bắc qua kênh Bến Nghé.

Cầu Ông Lãnh do Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng (khi ấy đang đóng quân ở đồn Cây Mai-Thủ Thiêm) cho xây dựng. Ban đầu, cầu làm bằng gỗ, đến năm 1929, người Pháp cho xây lại bằng xi măng, dài 120m.

Năm 1874, một ngôi chợ được xây cất ở khu vực này, mang tên Chợ Cầu Ông Lãnh, chuyên bán trái cây tươi (hiện nay nằm trên đường Nguyễn Thái Học, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, gần mé sông bến Chương Dương, nay đổi tên thành đường Võ Văn Kiệt). Năm 1885, học giả Trương Vĩnh Ký đã viết rằng: chiếc cầu gỗ do ông Lãnh binh ở gần đó cho bắc qua, chắc là ông Lãnh Binh Thăng này, chớ không phải ai khác.

Nhưng có người lại bảo rằng: Mặc dù sau Hòa ước Giáp Tuất (1874), toàn Nam Kỳ đã thuộc Pháp nhưng nhà Nguyễn vẫn được phép đặt một lãnh sự quán ở Sài Gòn. Trụ sở ấy đóng tại góc đường Đề Thám-Trần Hưng Đạo ngày nay, và vị lãnh sự đầu tiên là ông Nguyễn Thành Ý (hiện còn tên đường ở phường ĐaKao, quận 1). Do ông này thường đi chiếc xe song mã qua lại khu vực chợ dưới bến Chương Dương, chỗ chiếc cầu neo đậu xuồng ghe của giới thương hồ, từ đó mới có tên gọi là chợ Cầu Ông Lãnh.

Tuy nhiên ý kiến của Trương Vĩnh Ký được nhiều người tin theo hơn., được thi công vào năm 1785 do ông Lãnh Binh Thăng chủ trì.

[/tintuc]

[gia]25.900.000.000đồng[/gia]
[diachi]Thủ Đức[/diachi]
[dientich]200m²[/dientich]
[ketcau]Biệt thự[/ketcau]
[tintuc]
Bán Biệt thự Lakeview City, Nguyễn Duy Trinh, Phường An Phú, Thành phố Thủ Đức
Diện tích đất: 200 m²
Giá/m²: 129,5 triệu/m²
Số phòng ngủ: 5 phòng
Tên phân khu/Lô/Block/Tháp
Tên phân khu/Lô/Block/Tháp: Đường 8
Số phòng vệ sinh: 6 phòng
Loại hình nhà ở: Nhà phố liền kề
Tình trạng nội thất: Nội thất đầy đủ
Chiều ngang: 8 m
Chiều dài: 20 m
Diện tích sử dụng: 400 m²
Đặc điểm nhà/đất: Xe hơi tránh nhau
(Kiểu nhà phố có sân vườn, thiết kế đạt giải thưởng bởi công ty uy tín. Căn nhà thường xuyên được nhiều người đến xem để tham khảo ý tưởng thiết kế xây nhà, có thể nói là căn nhà đẹp nhất khu Lake view, chi phí xây dựng hoàn thiện gần 7tỷ đồng. Thang máy nhập khẩu nguyên bộ, trị giá gần 1,5tỷ, kích thước gọn, thiết kế thang trong suốt, hiện đại và là loại xa xỉ nhất).
+ Thương lượng cho khách thiện chí chốt nhanh.
Giá bán: 25.900.000.000 đồng. (Còn thương lượng)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)

Thành phố Thủ Đức được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập vào cuối năm 2020 trên cơ sở sáp nhập 3 quận cũ là Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức. Ngày 1 tháng 1 năm 2021, Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 chính thức có hiệu lực, Thủ Đức trở thành thành phố đầu tiên của Việt Nam thuộc loại hình đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
Thủ Đức nằm ở cửa ngõ phía đông Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, là đầu mối của các tuyến giao thông huyết mạch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ như: Xa lộ Hà Nội, Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Quốc lộ 1, Quốc lộ 13, Đại lộ Phạm Văn Đồng – Quốc lộ 1K. Ngoài ra, tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên chạy dọc theo Xa lộ Hà Nội trên địa bàn thành phố cũng đang trong quá trình hoàn thiện.
Hiện nay, thành phố Thủ Đức đang được chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đầu tư xây dựng thành một đô thị sáng tạo tương tác cao.
Thành phố Thủ Đức nằm ở phía đông Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành thuộc tỉnh Đồng Nai với ranh giới là sông Đồng Nai
Phía tây giáp Quận 12, quận Bình Thạnh, Quận 1 và Quận 4 với ranh giới là sông Sài Gòn
Phía nam giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (qua sông Đồng Nai) và Quận 7 (qua sông Sài Gòn)
Phía bắc giáp các thành phố Thuận An và Dĩ An thuộc tỉnh Bình Dương.
Thành phố có diện tích 211,56 km², dân số năm 2019 là 1.013.795 người, mật độ dân số đạt 4.792 người/km².
Đô thị sáng tạo tương tác cao Ý tưởng về khu đô thị sáng tạo do ông Nguyễn Thiện Nhân, lúc bấy giờ Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh khởi xướng, hướng đến xây dựng đô thị thông minh, có chất lượng sống, dựa trên nền tảng về thể chế, lợi thế kinh tế, cơ sở hạ tầng thành phố đã có, gồm khu công nghệ cao (Quận 9); làng đại học hơn 80.000 sinh viên, giảng viên (quận Thủ Đức); khu đô thị mới, trung tâm tài chính Thủ Thiêm (Quận 2).
Năm 2018, thành phố đã tổ chức cuộc thi tuyển quốc tế "Ý tưởng quy hoạch phát triển Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh", thu hút nhiều chuyên gia quốc tế tham dự. Ngày 23 tháng 11 năm 2019, UBND TP.HCM đã trao giải nhất cho đề án của liên danh hai công ty Sasaki – enCity đến từ Mỹ và Singapore.
Toàn cảnh Khu đô thị mới Thủ Thiêm nhìn từ Bitexco Financial Tower (ảnh chụp năm 2015)
Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh chụp năm 2009)
Nhà điều hành Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại phường Linh Trung
Theo ý tưởng quy hoạch của đội Sasaki – enCity thì khu đô thị này sẽ bao gồm 6 trọng điểm sáng tạo, cụ thể:
Khu công nghệ cao (SHTP) với định hướng trở thành trung tâm sản xuất tự động hóa, ngôi nhà của nền công nghiệp thế kỷ 21 tại Việt Nam
Khu Đại học Quốc gia TP.HCM: trong đó Đại học Quốc gia TP.HCM cung cấp một quần thể giáo dục đào tạo trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về ngành công nghệ thông tin, cùng với một trung tâm khởi nghiệp sáng tạo, từ đó mở rộng khả năng hợp tác liên ngành trong nghiên cứu, thu hẹp khoảng cách giữa nghiên cứu và ứng dụng.
Khu tài chính Thủ Thiêm với tầm nhìn trở thành trung tâm công nghệ tài chính của khu vực: hạ tầng giao thông sẽ ưu tiên người đi bộ và tàu điện ngầm kết nối tất cả các khu vực quan trọng; lối đi ở bờ sông và sân các nhà thờ kết nối đường phố, thông suốt cho các hoạt động nghệ thuật, văn hóa, mua sắm.
Rạch Chiếc - trung tâm thể thao và sức khỏe của Đông Nam Á: sẽ hình thành khu sản xuất đồ thể thao, các trung tâm sáng tạo, chăm sóc sức khỏe và kiến tạo một không gian rộng lớn xung quanh sân vận động để hội tụ; nhắm tới việc khai thác xu hướng ngày càng phổ biến của lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và kinh doanh thể thao tại Đông Nam Á
Khu Tam Đa - trung tâm công nghệ sinh thái và khu đô thị có khả năng chống chịu cao: là trung tâm sáng tạo trong thiết kế và vận hành công nghệ sinh thái, cũng như thúc đẩy du lịch sinh thái; những khu vườn mưa, khu trường đại học, các trục chính phát triển và khu vực ven biển ngập mặn tạo môi trường phù hợp cho đổi mới nông nghiệp cũng như du lịch sinh thái.
Khu Trường Thọ - nơi định hình như một đô thị tương lai: áp dụng những ý tưởng độc đáo và có tính cách mạng nhất về công nghệ, với tầm nhìn trở thành một mô hình cho sự tích hợp công nghệ vào đời sống thường nhật và phòng trưng bày đô thị của tương lai; được cải tạo từ khu cảng hiện hữu với hệ thống không gian mở có nhiều chức năng đa dạng; tại đây cũng sử dụng vành đai giao thông khép kín để kết nối các khu vực khác nhau, dễ tiếp cận đến từng ngóc ngách, ưu tiên người đi bộ.
Cùng với việc thành lập thành phố Thủ Đức, Sở Quy hoạch – Kiến trúc đã phối hợp với đơn vị tư vấn (liên danh công ty Sasaki – enCity) hoàn chỉnh dự thảo của đề án hình thành và phát triển khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông TP.HCM. Theo đó, đề án xác định các trung tâm đổi mới sáng tạo gồm: Khu đô thị mới Thủ Thiêm - Trung tâm công nghệ tài chính; Khu liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc - Trung tâm thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc; Khu công nghệ cao - Trung tâm sản xuất tự động hóa và Khu công viên khoa học; Khu Đại học Quốc gia thành phố - Trung tâm công nghệ thông tin và công nghệ giáo dục; Khu Tam Đa, Long Phước - Trung tâm công nghệ sinh thái; Khu Trường Thọ - Đô thị tương lai; Trung tâm kết nối giao thông Vùng Đông Nam Bộ, Khu cảng quốc tế Cát Lái; Trung tâm khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Với hệ thống giao thông được đầu tư phát triển đồng bộ, thuận lợi để kết nối, hợp tác phát triển kinh tế với các tỉnh lân cận, khu vực này được đánh giá rất thuận lợi để phát triển hệ thống mới hạ tầng đô thị, hạ tầng dịch vụ, đặc biệt là ngành logistics phân phối, vận chuyển hàng hóa bằng cách kết nối luồng vận chuyển đa phương thức bao gồm hàng hải (cụm cảng Cái Lái - Phú Hữu), đường sắt, đường bộ (cảng ICD Long Bình đang thực hiện, bến xe miền Đông mới) và đường thủy nội địa.
Hệ sinh thái khởi nghiệp tại khu vực đã hình thành và phát triển mạnh mẽ, có sự tham gia của nhiều trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, các quỹ đầu tư trong và ngoài nước. Trong đó, Khu công nghệ cao và Khu Đại học Quốc gia TP.HCM có vị trí chủ đạo, đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo của Khu đô thị sáng tạo.
Khu công nghệ cao hiện đã thu hút thành công hơn 10 tập đoàn, công ty công nghệ vào đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao như Intel, Nidec, Jabil, Sonion, Sanofi, Nanogen, FPT, Nipro, Datalogic, Samsung... với hàm lượng giá trị tạo ra từ nghiên cứu và phát triển trong cơ cấu giá trị sản phẩm vượt gấp nhiều lần so với sản phẩm từ các khu công nghiệp cả nước.
Khu Đại học Quốc gia TPHCM có cơ sở hạ tầng kỹ thuật khá hiện đại, tập trung 12 trường đại học, Viện nghiên cứu, cũng là nơi thu hút nhiều nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ trên địa bàn TP.HCM mà còn kết nối với các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Hiện nay, khu vực này đã cơ bản hình thành khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm. Mặt bằng hạ tầng đã sẵn sàng cho đầu tư quy mô lớn với chức năng chính là trung tâm thương mại - tài chính quốc tế, dịch vụ và dân cư hiện đại ….
Hình ảnh thực tế: xtg11180






























[/tintuc]

[gia]27.500.000.000đồng[/gia]
[diachi]Quận 10[/diachi]
[dientich]79m²[/dientich]
[ketcau]Nhà phố[/ketcau]
[tintuc]
Bán nhà Đường Đào Duy Từ, Phường 5, Quận 10, Tp Hồ Chí Minh
Diện tích đất: 79 m²
Giá/m²: 348,1 triệu/m²
Số phòng ngủ: 8 phòng
Hướng cửa chính: Nam
Tổng số tầng: 7 tầng
Giấy tờ pháp lý: Đã có sổ
Loại hình nhà ở: Nhà mặt phố, mặt tiền
Tình trạng nội thất: Nội thất cao cấp
Chiều ngang: 4 m
Chiều dài: 19 m
Diện tích sử dụng: 422 m²
+ Chính chủ định cư nước ngoài cần bán nhà MT
+ Kết cấu: Nhà gồm 1 hầm,1 trệt, 1 lửng, 3 lầu, sân thượng, giấy tờ hoàn công hoàn chỉnh (gồm 8 phòng ngủ, 8 nhà vệ sinh, mỗi phòng đều có nhà vệ sinh riêng, có 1 phòng dt hơn 50m² chưa khai thác và sử dụng, anh chị có thể thiết kế theo ý mình, giếng trời 5m² có thể gắn thêm thang máy, em để lại toàn bộ bếp (chưa qua sử dụng), bồn tắm đứng massage và hệ thống lạnh FCU).
+ Nhà gần Trường ĐH Kinh Tế, ĐH Bách Khoa, ĐH Y Dược Tp Hồ Chí Minh…, gần trường Tiểu học, Trung hoc phổ thông Nguyễn Khuyến, Nguyễn Du, Hùng Vương…
+ Nhà cách chợ Nguyễn Tri Phương, chợ Nhật Tảo 400m
+ Cách BV Chợ Rẫy, BV ĐH Y Dược, BV Hùng Vương, BV Hòa Hào 5 phút đi xe.
+ Gần Trung tâm thể thao có thể vừa ở vừa kết hợp Kinh Doanh, hoặc làm văn phòng cho thuê.
+ Thương lượng cho khách thiện chí chốt nhanh
Giá bán: 27.500.000.000 đồng. (Còn thương lượng)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)

Phường 5 là một phường thuộc Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Phường 5 có diện tích 0,16 km², dân số năm 2021 là 9.484 người, mật độ dân số đạt 59.275 người/km².
Quận 10 thuộc nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp Quận 3 với ranh giới là các tuyến đường Cách Mạng Tháng Tám, Điện Biên Phủ và Lý Thái Tổ
Phía tây giáp Quận 11 với ranh giới là đường Lý Thường Kiệt
Phía nam giáp Quận 5 với ranh giới là các tuyến đường Hùng Vương và Nguyễn Chí Thanh
Phía bắc giáp quận Tân Bình với ranh giới là đường Bắc Hải.
Quận có diện tích 5,72 km², dân số năm 2019 là 234.819 người, mật độ dân số đạt 36.690 người/km².
Quận 10 có địa hình tương đối bằng phẳng, cao trên 2 mét so với mực nước biển. Được thành lập năm 1969, đây là quận có nhiều địa điểm tham quan, di tích lịch sử, văn hoá, tôn giáo,... nổi tiếng.
Quận 10 trước đây là khu vực trống, hoang vu nằm giữa vùng Sài Gòn và Chợ Lớn. Về sau, do vị trí thuận lợi, nên dân cư đến tập trung sinh sống. Vào đời vua Minh Mạng, Lê Văn Khôi con nuôi của Lê Văn Duyệt, từng lãnh đạo nhân dân vùng này nổi dậy chống lại triều đình. Vua Minh Mạng đã cho đàn áp, số người tử trận được chôn trong các nấm mồ tập thể rải rác khắp khu vực từ bệnh viện Bình Dân kéo dài đến Việt Nam Quốc Tự. Vì thế, người ta gọi vùng này là Mả Ngụy.
Tên gọi Mả Ngụy có lẽ do đầu buổi đầu dân còn sợ vua Minh Mạng. Về sau, người ta gọi là Đồng Mả Lạng, theo nghĩa mất dấu vết vì thời gian. Người Pháp gọi "cánh đồng mồ mả" vì có quá nhiều mồ mả (Plaise Des Tombean). Ban đầu, người Pháp sử dụng những đồng cỏ này để nuôi ngựa, nhưng đất đai khô cằn, cỏ khó mọc. Đến những năm 1945, dân Lục Tỉnh, dân miền Trung dồn dập tản cư vào, khu vực này trở nên đông đúc hơn.
Năm 1899, vùng đất quận 10 thuộc tỉnh Chợ Lớn.
Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 10 trở thành quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, theo Quyết định số 52-CP của Hội đồng Chính phủ về việc giải thể 3 phường: 10, 13 và 18, địa bàn ba phường giải thể nhập vào các phường kế cận với số lượng phường trực thuộc quận còn 22:
Giải thể Phường 13 để sáp nhập đất và dân cư của phường này vào 2 phường: 12 và 14
Giải thể Phường 10 để sáp nhập đất và dân cư của phường này vào 2 phường: 9 và 15
Giải thể Phường 18 để sáp nhập đất và dân cư của phường này vào 2 phường: 16 và 19
Ngày 12 tháng 9 năm 1981, giải thể 3 phường: 4, 17 và 22, địa bàn các phường giải thể nhập vào các phường kế cận với số phường trực thuộc còn 19.
Ngày 14 tháng 2 năm 1987, theo Quyết định số 33-HĐBT của Hội đồng bộ trưởng về việc:
Đổi tên Phường 5 cũ thành Phường 1
Sáp nhập Phường 2 cũ với Phường 3 cũ thành phường 2
Đổi tên Phường 1 cũ thành Phường 3
Sáp nhập một phần Phường 8 cũ với Phường 9 cũ thành phường 4
Sáp nhập phần còn lại của Phường 8 cũ với Phường 7 cũ thành phường 9
Đổi tên Phường 15 cũ thành Phường 5
Đổi tên Phường 16 cũ thành Phường 6
Đổi tên Phường 19 cũ thành Phường 7
Đổi tên Phường 11 cũ thành Phường 8
Đổi tên Phường 12 cũ thành Phường 10
Đổi tên Phường 14 cũ thành Phường 11
Đổi tên Phường 21 cũ thành Phường 12
Sáp nhập một phần Phường 24 cũ với Phường 23 cũ thành phường 13
Sáp nhập phần còn lại của Phường 24 cũ với Phường 25 cũ thành phường 15
Đổi tên Phường 20 thành Phường 14.
Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021). Theo đó, sáp nhập Phường 3 vào Phường 2.
Quận 10 có 14 phường như hiện nay.
Quận 10 là một trong những quận trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh và là một trọng điểm giao dịch thương mại của thành phố. Ngành thương mại – dịch vụ có tốc độ phát triển nhanh, với nhiều loại hình thương mại – dịch vụ cao cấp và đa dạng tạo được sự thu hút đầu tư của các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển.
Tổng số vốn đầu tư của các công ty, doanh nghiệp tư nhân và các cơ sở cá thể đạt gần 700 tỷ đồng; giá trị thương mại chiếm tỷ lệ khá cao, sản lượng kinh tế thương mại quốc doanh chiếm từ 60 – 80%.
Tốc độ tăng trưởng trên lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp bình quân hằng năm luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch 14,58%, trong đó khu vực kinh tế quốc doanh tăng bình quân 16,94%, khu vực ngoài quốc doanh tăng bình quân 13,67%.
Tốc độ tăng trưởng thương mại – dịch vụ hàng năm tăng bình quân 16,98% - trong đó, các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và thương nghiệp – dịch vụ tư nhân, cá thể có tỷ lệ tăng khá cao, chiếm tỷ trọng lớn trên tổng doanh thu hằng năm.
Xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng điện tử, hoá mỹ phẩm, may mặc, nông hải sản, chế biến cao su. Nhập khẩu chủ yếu là các ngành hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất tuy vậy hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng.
Phong trào xây dựng Nếp sống văn minh - Gia đình văn hoá, "Người tốt việc tốt", "Người con hiếu thảo", phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" ở khu dân cư, xây dựng Công sở văn minh - sạch đẹp - an toàn,...
Năm 1995, Quận 10 chỉ có 5/71 khu dân cư đạt danh hiệu xuất sắc, 42 khu dân cư tiên tiến, 42 tổ dân phố tự quản, 1.339 gương người tốt việc tốt thì đến năm 2004 đã có 29/75 khu phố đạt danh hiệu khu phố văn hoá, 51 khu dân cư xuất sắc, 5 khu dân cư tiên tiến, 991 tổ tự quản, 41.656 hộ đạt chuẩn gia đình văn hoá, 2.170 gương người tốt việc tốt biểu dương các cấp. Ngoài ra đã có 4 phường (3, 4, 5, 8) đăng ký xây dựng phường đạt chuẩn Phường văn hoá, 36 đơn vị (chợ, bệnh viện, trường học) đăng ký xây dựng đơn vị văn hoá theo tiêu chí của Thành phố.
Quận 10, nơi tập trung các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhân dân 115...
Quận 10 cũng là nơi tập trung khá nhiều các trường học như: Đại học Bách khoa, Học viện Hành chính Quốc gia, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Ngoại ngữ - Tin học...
Ngoài ra, Quận còn có 32 trường mầm non, 11 trường trung học cơ sở, và 9 trường trung học phổ thông.
Hình ảnh thực tế: xtg11147































[/tintuc]